Thiết bị mầm non Phú Long

Thiết bị mầm non Phú Long
Đơn vị cung cấp bàn ghế đồ chơi mầm non tại TPHCM

Hàng triệu học sinh không dám đi... vệ sinh!

nha-ve-sinh
"Con tôi hầu như không dám đi tiểu tiện ở trường và thường nhịn đến khi về nhà vì cháu nói ở trường rất bẩn!". Đó là tâm sự của không ít bậc phụ huynh. Thực tế ở nhiều trường học, nhà vệ sinh không chỉ có bẩn mà còn không có chỗ để các em đi đại tiện!

200 em dùng chung 1 hố

Nhà vệ sinh vừa dơ, vừa trống hoác ở trường TH Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM)! Ai dám vào đây?

Theo điều tra mới đây của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà tiêu và chỉ có khoảng 54% nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh (trong đó chỉ có 11,7% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh).

Tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non: 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất (39,5%).

Các nhà nghiên cứu đã phải đặt câu hỏi: với trên 1/4 số điểm trường không có nhà tiêu thì học sinh sẽ đi đại tiện ở đâu khi có nhu cầu? Đặc biệt ở bậc mầm non có đặc thù nhiều lớp có học sinh học bán trú, ăn trưa tại trường và nhu cầu đi đại tiện nhiều hơn mà chỉ có khoảng một nửa số điểm trường có nhà tiêu!

Đáng lưu ý là tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu bị quá tải cũng chiếm con số đáng kể. The

o quy định về giáo dục thể chất và y tế trường học bình quân "từ 100 - 200 học sinh trong 1 ca học có một hố tiêu" nhưng thực tế có 12,9% số trường được điều tra có bình quân trên 200 học sinh trên 1 hố tiêu! Đã thế, chất lượng xây dựng nhà tiêu tại các trường học rất kém và hầu hết công trình đều không có chỗ rửa tay cho học sinh.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2007 của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thì trong số gần 17.000 trường học chỉ có 52,7% có hệ thống thoát nước tốt; hơn 60% (tổng số gần 20.000 trường) có nguồn nước sạch và có xử lý rác; chỉ có 56% số trường cung cấp đủ nước uống cho học sinh, sinh viên.

Cũng theo kết quả điều tra, việc thực hành quét dọn nhà tiêu được tiến hành thường xuyên chỉ chiếm khoảng hơn 50% số trường được điều tra. Có một tỷ lệ không nhỏ (13,3%) các điểm trường hằâng tuần mới quét dọn 1 lần, thậm chí hằâng tháng (2,5%).

Các nghiên cứu viên đã đưa ra nhận xét: tình trạng này dẫn đến sự ô nhiễm nặng nề cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giun sán rất phổ biến ở lứa tuổi học đường.

Do không có tiền?

Theo kết quả điều tra, khi được hỏi về lý do không có nhà tiêu phần lớn các trường học cho biết là do không có tiền, chỉ có một tỷ lệ nhỏ cho rằng không có địa điểm trong đó tập trung chủ yếu là khối mầm non. Điều đó cho thấy hiện nay công tác đầu tư và xây dựng các công trình vệ sinh trong trường học chưa được quan tâm đúng mức.

Được biết, cho đến nay, vẫn chưa có một cơ quan liên quan nào như Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra và phổ biến thiết kế chuẩn chính thức cho công trình vệ sinh ở trường học cấp nhỏ, mà mới chỉ có Bộ GD-ĐT phổ biến quy chế quy định tỷ lệ học sinh/1 hố tiêu và hố tiểu và vẫn không có quy định về khu vực rửa tay.

Việc phân công trách nhiệm quét dọn và giám sát công việc bảo quản nhà vệ sinh không được các trường chú trọng: chỉ có 25% số trường được điều tra có người quét dọn. Trước thực tế này, Cục Y tế dự phòng đã kiến nghị Bộ GD-ĐT cần phối hợp với các cơ quan liên quan và các chương trình mục tiêu quốc gia để thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau cho xây dựng công trình vệ sinh tại trường học, đảm bảo đến năm 2010 tất cả các trường đều có nước sạch và các nhà tiêu hợp vệ sinh.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cần đưa thiết kế chuẩn công trình nước và vệ sinh vào thiết kế kiên cố hóa trường học hoặc trong mọi thiết kế trường học; cần đưa tiêu chuẩn công trình nước, công trình vệ sinh (nhà tiêu, nhà tiểu, khu rửa tay) hợp vệ sinh vào tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

(Theo Thanh Niên)

TP.HCM tăng cường hệ thống trường mầm non

ở Kế hoạch Đầu tư TP vừa cho biết trong đợt một của năm 2008, thành phố sẽ đầu tư 30 tỷ đồng xây dựng 20 trường mầm non, tập trung tại những khu vực thiếu trường hoặc quá tải.

Ảnh minh hoạ. Vinaconex.com.vn

Trong cuộc họp về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non, ngày 21/2, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thị Thu Hà đã yêu cầu Sở kế hoạch Đầu tư và Sở Giáo dục Đào tạo khẩn trương phối hợp xây dựng các chế độ, chính sách nhằm thu hút đầu tư xây trường mầm non.

Phó Chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở mầm non không đủ điều kiện. Phường, xã cấp phép hoạt động cho các cơ sở mầm non phải chịu trách nhiệm khi trên địa bàn xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Cũng tại cuộc họp, Sở Giáo dục Đào tạo TP.HCM đã đề nghị các quận, huyện khẩn trương thực hiện quy hoạch trường lớp và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường mầm non công lập ở những địa phương còn thiếu trường lớp.

Bên cạnh đó, các quận, huyện cần tíích cực tạo điều kiện và kêu gọi đầu tư xây dựng các trường mầm non ngoài công lập, đồng thời kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các trường, lớp mầm non ngoài công lập và các nhóm trẻ gia đình.

Theo TTXVN

Nhận xét

banner 2

banner 2