Tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề
Cô giáo và học sinh Trường mầm non Tân Thịnh (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trong trò chơi bé tập làm bác sĩ.
Ðội ngũ nhà giáo là động lực, là nhân tố bảo đảm cho lợi thế giáo dục nước ta phát triển và cạnh tranh được với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Suy đến cùng, chất lượng nền giáo dục cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ thầy giáo, cô giáo. Cả nước hiện có khoảng hơn 1,5 triệu nhà giáo, gồm hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và khoảng 300 nghìn cán bộ quản lý giáo dục. Theo Thứ trưởng Bộ GD và ÐT Nguyễn Thị Nghĩa, với bất kỳ hình thức nào, với vai trò dẫn dắt quá trình học hỏi, các thầy giáo, cô giáo luôn là nguồn cung cấp giáo dục quan trọng nhất, là "linh hồn" của giáo dục. Người thầy đóng vai trò định hướng về tri thức, nhân cách và phương pháp, đồng thời là tấm gương đối với người học. Ở mỗi cấp học, hình thức học, người thầy đều gặp những thách thức khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Có nhiều thầy giáo, cô giáo tình nguyện xa gia đình và người thân, làm giáo viên cắm bản, mang con chữ đến những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ðối với tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến đại học; dù là giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên, đều có các nhà giáo là các tấm gương tận tụy với nghề, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ mệnh "trồng người".
Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong sự nghiệp phát triển GD và ÐT vẫn tồn tại việc chưa nhận thức và thực hiện đúng vai trò của đội ngũ nhà giáo. Thiếu quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên các cấp còn hạn chế. Nhiều địa phương, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo cao nhưng chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp.
Ðáng chú ý, các chế độ chính sách đối với nhà giáo, nhất là lương và phụ cấp chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, ngoài việc một tỷ lệ lớn giáo viên phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu thì trở ngại lớn còn là việc các thầy giáo, cô giáo không còn động lực hoạt động nghề nghiệp. Nguyên nhân do thu nhập từ lương và phụ cấp không đủ bảo đảm cho họ cuộc sống tươm tất. Trong cuộc khảo sát năm 2010 cho thấy, thời gian lao động của giáo viên tiểu học là 62,95 giờ/tuần, THCS 68,82 giờ/tuần, THPT 72,48 giờ/tuần, trong khi số giờ lao động quy định của công chức, viên chức là 40 giờ/tuần. Ðáng chú ý, có khoảng 40% đến 60% giáo viên phổ thông bày tỏ ý kiến, nếu được chọn lại nghề thì sẽ không làm nghề dạy học. Trong khi đó, những năm gần đây, học sinh khá, giỏi không thi vào ngành sư phạm cho thấy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển, đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cũng như năng lực quản lý. Vai trò, trách nhiệm của nhà giáo không chỉ là trách nhiệm với hiện trạng giáo dục hôm nay mà còn là vai trò, trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Ngành GD và ÐT nước ta cần là nơi thu hút được những người giỏi, thông minh, yêu nghề để thật sự là đòn bẩy cho nền giáo dục nước nhà. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và tạo động lực phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HÐH đất nước. Muốn xây dựng được đội ngũ những người thầy yêu nghề thật sự, trước hết phải tạo động lực cho người thầy nâng cao vị thế xã hội của họ và phải cải cách chính sách về lương, thưởng, đãi ngộ phù hợp, cải thiện điều kiện làm việc, tài liệu và thiết bị dạy học...
Theo một số chuyên gia giáo dục, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cần thực hiện các giải pháp tổng thể, căn cơ. Trong đó, đổi mới phương thức tuyển sinh, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá trong các trường, khoa sư phạm theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trách nhiệm nhà giáo và năng lực thực hành nghề nghiệp được coi trọng hàng đầu. Cần có cơ chế tuyển sinh riêng cho các trường sư phạm, khoa sư phạm trên cơ sở gắn kết với những chính sách cụ thể để thu hút, lựa chọn học sinh giỏi nhằm tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Ngành GD và ÐT cần thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuẩn, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, nhất là các nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Ðồng thời rà soát, kiến nghị, điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà giáo nhằm bảo đảm sự công bằng, hợp lý. Phối hợp tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động; chú trọng công tác xây dựng tập thể giáo viên sáng tạo.
Theo TS Nguyễn Ðắc Hưng, Vụ trưởng GD và ÐT, dạy nghề - Ban Tuyên giáo T.Ư, cần bổ sung và hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với các nhà giáo nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Sửa đổi và thực thi chính sách đi đôi với việc tăng cường tuyên truyền nhằm khôi phục vị thế cao quý trong xã hội của nhà giáo. Xây dựng chế độ lương và phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo đúng với tính chất đặc thù lao động của họ. Ngành GD và ÐT cần tăng cường, kiểm tra, đánh giá chất lượng một cách trung thực, chính xác gắn với việc công khai, minh bạch trong việc tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng nhà giáo. Ðổi mới công tác tuyển dụng nhà giáo phù hợp từng cấp học, bậc học, sát thực tế vùng, miền, địa phương. Có vậy mới nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng GD và ÐT, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HÐH đất nước.
Cả nước có gần 1,2 triệu giáo viên, giảng viên; trong đó, hơn 1,05 triệu giáo viên mầm non và phổ thông, hơn 84 nghìn giảng viên đại học, cao đẳng, còn lại là giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và GDTX...
Trong phát triển giáo dục và đào tạo (GD mầm non và ÐT), đội ngũ nhà giáo được coi là mấu chốt để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, nhìn nhận đúng vai trò, nâng cao chất lượng đội ngũ và đổi mới cơ chế, chính sách nhà giáo luôn thu hút sự quan tâm không chỉ đối với ngành GD và ÐT mà còn đối với toàn xã hội.
Cô giáo và học sinh Trường mầm non Tân Thịnh (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trong trò chơi bé tập làm bác sĩ.
Ðội ngũ nhà giáo là động lực, là nhân tố bảo đảm cho lợi thế giáo dục nước ta phát triển và cạnh tranh được với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Suy đến cùng, chất lượng nền giáo dục cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ thầy giáo, cô giáo. Cả nước hiện có khoảng hơn 1,5 triệu nhà giáo, gồm hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và khoảng 300 nghìn cán bộ quản lý giáo dục. Theo Thứ trưởng Bộ GD và ÐT Nguyễn Thị Nghĩa, với bất kỳ hình thức nào, với vai trò dẫn dắt quá trình học hỏi, các thầy giáo, cô giáo luôn là nguồn cung cấp giáo dục quan trọng nhất, là "linh hồn" của giáo dục. Người thầy đóng vai trò định hướng về tri thức, nhân cách và phương pháp, đồng thời là tấm gương đối với người học. Ở mỗi cấp học, hình thức học, người thầy đều gặp những thách thức khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Có nhiều thầy giáo, cô giáo tình nguyện xa gia đình và người thân, làm giáo viên cắm bản, mang con chữ đến những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ðối với tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến đại học; dù là giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên, đều có các nhà giáo là các tấm gương tận tụy với nghề, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ mệnh "trồng người".
Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong sự nghiệp phát triển GD và ÐT vẫn tồn tại việc chưa nhận thức và thực hiện đúng vai trò của đội ngũ nhà giáo. Thiếu quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên các cấp còn hạn chế. Nhiều địa phương, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo cao nhưng chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp.
Ðáng chú ý, các chế độ chính sách đối với nhà giáo, nhất là lương và phụ cấp chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, ngoài việc một tỷ lệ lớn giáo viên phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu thì trở ngại lớn còn là việc các thầy giáo, cô giáo không còn động lực hoạt động nghề nghiệp. Nguyên nhân do thu nhập từ lương và phụ cấp không đủ bảo đảm cho họ cuộc sống tươm tất. Trong cuộc khảo sát năm 2010 cho thấy, thời gian lao động của giáo viên tiểu học là 62,95 giờ/tuần, THCS 68,82 giờ/tuần, THPT 72,48 giờ/tuần, trong khi số giờ lao động quy định của công chức, viên chức là 40 giờ/tuần. Ðáng chú ý, có khoảng 40% đến 60% giáo viên phổ thông bày tỏ ý kiến, nếu được chọn lại nghề thì sẽ không làm nghề dạy học. Trong khi đó, những năm gần đây, học sinh khá, giỏi không thi vào ngành sư phạm cho thấy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển, đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cũng như năng lực quản lý. Vai trò, trách nhiệm của nhà giáo không chỉ là trách nhiệm với hiện trạng giáo dục hôm nay mà còn là vai trò, trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Ngành GD và ÐT nước ta cần là nơi thu hút được những người giỏi, thông minh, yêu nghề để thật sự là đòn bẩy cho nền giáo dục nước nhà. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và tạo động lực phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HÐH đất nước. Muốn xây dựng được đội ngũ những người thầy yêu nghề thật sự, trước hết phải tạo động lực cho người thầy nâng cao vị thế xã hội của họ và phải cải cách chính sách về lương, thưởng, đãi ngộ phù hợp, cải thiện điều kiện làm việc, tài liệu và thiết bị dạy học...
Theo một số chuyên gia giáo dục, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cần thực hiện các giải pháp tổng thể, căn cơ. Trong đó, đổi mới phương thức tuyển sinh, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá trong các trường, khoa sư phạm theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trách nhiệm nhà giáo và năng lực thực hành nghề nghiệp được coi trọng hàng đầu. Cần có cơ chế tuyển sinh riêng cho các trường sư phạm, khoa sư phạm trên cơ sở gắn kết với những chính sách cụ thể để thu hút, lựa chọn học sinh giỏi nhằm tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Ngành GD và ÐT cần thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuẩn, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, nhất là các nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Ðồng thời rà soát, kiến nghị, điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà giáo nhằm bảo đảm sự công bằng, hợp lý. Phối hợp tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động; chú trọng công tác xây dựng tập thể giáo viên sáng tạo.
Theo TS Nguyễn Ðắc Hưng, Vụ trưởng GD và ÐT, dạy nghề - Ban Tuyên giáo T.Ư, cần bổ sung và hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với các nhà giáo nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Sửa đổi và thực thi chính sách đi đôi với việc tăng cường tuyên truyền nhằm khôi phục vị thế cao quý trong xã hội của nhà giáo. Xây dựng chế độ lương và phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo đúng với tính chất đặc thù lao động của họ. Ngành GD và ÐT cần tăng cường, kiểm tra, đánh giá chất lượng một cách trung thực, chính xác gắn với việc công khai, minh bạch trong việc tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng nhà giáo. Ðổi mới công tác tuyển dụng nhà giáo phù hợp từng cấp học, bậc học, sát thực tế vùng, miền, địa phương. Có vậy mới nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng GD và ÐT, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HÐH đất nước.
Cả nước có gần 1,2 triệu giáo viên, giảng viên; trong đó, hơn 1,05 triệu giáo viên mầm non và phổ thông, hơn 84 nghìn giảng viên đại học, cao đẳng, còn lại là giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và GDTX...
Nhận xét
Đăng nhận xét